Thuốc điều trị ung thư

Trong Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên tại Thừa Thiên - Huế lần thứ 10 năm 2022, các chuyên gia về ung bướu đã đưa ra những con số cụ thể về tình hình ung thư tại Việt Nam.

Theo đó, năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam đã tăng lên 9 bậc đứng thứ 90/185 quốc gia, trong đó tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc đứng thứ 50/185 quốc gia so với ghi nhận của năm 2018. Ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Trong đó ưng thư gan và ung thư phổi chiếm tỷ lệ lơn nhất, tiếp theo là ung thư vú, dạ dày và đại trực tràng.

 Các phương pháp điều trị ung thư 

Nếu được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý, ung thư có thể được chữa khỏi. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà hãy cố gắng để có thể chiến thắng bệnh tật. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. 

1. Phẫu thuật

Với đa số bệnh nhân ung thư, đây được cho là biện pháp điều trị quan trọng và hiệu quả. Phẫu thuật được chia làm 2 loại là phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng. 

2. Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bao gồm tia xạ ngoài và tia xạ áp sát.

3. Hóa trị

Phương pháp này thường được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn muộn, được áp dụng khi mà các phương pháp phẫu thuật hay xạ trị không thể mang lại hiệu quả cao.

4. Điều trị nội tiết

Phương pháp này thường áp dụng trong điều trị đa mô thức bao gồm ung thư vú thể nội tiết dương tính, ung thư tuyến giáp,…

5. Điều trị đích

 Đây là phương pháp sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của một số tế bào ung thư nhờ tế bào đích. Phương pháp này hiệu quả và ít gây độc cho tế bào khỏe mạnh so với hóa trị hay xạ trị.

6. Điều trị miễn dịch

 Phương pháp trị ung thư này có thể kết hợp với các phương pháp khác nhằm mục đích làm tang miễn dịch tự thân để tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Điều trị miễn dịch phù hợp với một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư mật, ung thư cổ tử cung,…

 

Tùy vào từng giai đoạn bệnh và mức độ đáp ứng điều trị mà các bác sỹ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

 

Đặc thù ở Việt Nam thường người dân ít có thói quen tham khám thường xuyên hoặc khi có bệnh nặng mới tìm đến các có sở y tế, vì vậy rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư thì bệnh đã ở giai đoạn tiến triển di căn hoặc giai đoạn cuối của bệnh. Với những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn muộn hoặc không đáp ứng điều trị với phẫu thuật, hóa xạ trị thì phương pháp điều trị trúng đích là lựu chọn tiếp theo được xem xét. Ngày nay với sự tiến bộ của sinh học phân tử chúng ta có thể thực hiện các xét nghiệm ở giai đoạn sớm hơn để tìm ra thuốc đích phù hợp cho bệnh nhân.

 Điều kiện sử dụng phương pháp trúng đích

Để áp dụng phương pháp điều trị trúng đích thì hầu hết ung thư cần sinh thiết khối u làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch hay sinh học phân tử để kiểm tra sự phù hợp của thuốc liệu pháp nhắm đích  như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ưng thư tiền liệt tuyến …..

Ưu điểm của phương pháp trúng đích  

Với cơ chế hoạt động của hầu hết liệu pháp nhắm trúng đích là can thiệp vào các protein đặc hiệu của tế bào ung thư không ảnh hưởng đến tế bào lành tính khác nên liệu pháp trúng đích ít tác dụng phụ hơn liệu pháp hóa xạ trị, hiệu quả điều trị để kéo dài thời gian sống còn của bệnh nhân cũng tốt hơn so với hóa xạ trị. Hiện nay có rất nhiều thuốc đích  được xem là đột phá trong điều trị ưng thư.

Hạn chế của phương pháp trúng đích

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp nhắm đích vẫn có những nhược điểm như:

- Không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định liệu pháp nhắm đích vì nhiều loại ung thư phải làm xét nghiệm và tìm được gen đột biến tương thích với thuốc nhắm đích phù hợp.

- Một số đích nhắm trên tế bào ung thư biến đổi theo thời gian dẫn đến thuốc đích mất dần tác dụng.

- Chi phí điều trị một số loại thuốc đích còn quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam.

Tác dụng phụ của phương pháp trúng đích

phương pháp trúng đích có thể gây ra 1 số tác dụng phụ, tùy thuộc vào từng loại thuốc và cơ địa của bệnh nhân như:

Tiêu chảy, mệt, chậm lành vết thương, cao huyết áp, suy tim, viêm da, viêm niêm mạc, chảy máu... Số rất hiếm trường hợp có thể bị thủng thành thực quản, dạ dày, ruột..

Cần theo dõi sát trong quá trình điều trị sẽ làm giảm tối đa các tác dụng phụ trên. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ hết khi bệnh nhân ngưng điều trị liệu pháp nhắm trúng đích.

Không có sản phẩm nào phù hợp với tiêu chí tìm kiếm!